Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy chuẩn này quy định ngưỡng nguy hại của các thông số (trừ các thông số phóng xạ) trong bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải, xử lý nước cấp (sau đây gọi chung là quá trình xử lý nước), làm cơ sở để phân định và quản lý bùn thải.
Áp dụng đối với các loại bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước, có tên tương ứng trong Thông tư số 12/2011/TTBTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bùn thải từ quá trình xử lý nước.

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a. Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước là hỗn hợp các chất rắn, được tách, lắng, tích tụ và thải ra từ quá trình xử lý nước.
b. Hàm lượng tuyệt đối là hàm lượng phần triệu (ppm) của thông số trong bùn thải theo khối lượng.
c. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) là ngưỡng nguy hại của bùn thải tính theo hàm lượng tuyệt đối.
d. Hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) là giá trị dùng để tính toán ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) theo công thức (1).
e. Nồng độ ngâm chiết (eluate/leaching) là nồng độ (mg/l) của thông số trong dung dịch sau khi phân tích mẫu bùn thải bằng phương pháp ngâm chiết. Ctc là ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải tính theo nồng độ ngâm chiết.
f. Số CAS là mã số của hóa chất theo Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ (Chemical Abstracts Service).

DOWNLOAD QCVN 50:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước