Xử lý nước thải y tế

I. Tổng quan nước thải y tế:

Công suất thiết kế được tính toán dựa trên lưu lượng nước thải của nguồn thải ( từ các khu vực chức năng của Bệnh Viện, Trung Tâm Y Tế…)

Lưu lượng nước thải là một trong hai thông số quan trọng nhất để lựa chọn công nghệ xử lý cũng như tính toán các quá trình xảy ra. Lưu lượng nước thải sinh hoạt của phòng khám, bệnh viện được xác định dựa vào số lượng nhân viên và bệnh nhân, người chăm sóc, tính toán theo tiêu chuẩn quy định và dự phòng cho tương lai.

Stt Mô tả Lưu lượng
1 Lưu lượng nước thải tính theo ngày Qm3/ngày
2 Lưu lượng nước thải tính theo giờ Qm3/giờ

II. Tính chất nước thải đầu vào:

Nước thải y tế là hệ đa phân tán thô bao gồm nước và các chất bẩn ô nhiễm hữu cơ, sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt, khám chữa bệnh trong bệnh viện… Các chất bẩn này có các thành phần ô nhiễm hữu cơ, vô cơ và vi sinh rất lớn, tồn tại dưới dạng chất rắn lơ lửng, cặn lắng, các chất rắn không lắng được và các chất hòa tan. Nước thải này có một số đặc tính cơ bản như sau:

STT

Thông số Đơn vị Giá trị
01 pH 6.5 – 8.5
02 BOD5 mg/l 200 – 300
03 SS mg/l 120 – 200
04 Amoni tính theo Nitơ mg/l 30 – 40
05 PO43- tính theo P mg/l 4,0 – 6,0
06 Coliform MPN/100ml 105-106

Nguồn số liệu: Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp Hồ Chí Minh.

III. Chất lượng nước thải sau xử lý:

Chất lượng nước thải sau xử lý tuân theo Quy chuẩn quốc gia về Nước thải Y tế QCVN28:2010/BTNMT, mức B

STT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6.5 – 8.5 6.5 – 8.5
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 50 100
4 Sunfua (theo H2S) mg/l 1.0 4.0
5 Amoni (NH4+, tính theo N) mg/l 5 10
6 Nitrat (NO3) mg/l 30 50
7 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
8 Tổng colifoms MPN/ 100ml 3000 5000
Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

IV. Thuyết minh và sơ đồ công nghệ:

  1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải            

      2. Quy trình xử lý nước thải

Nước thải từ các phòng chức năng trong bệnh viện sẽ theo mạng lưới đường ống thoát nước đi về hệ thống xử lý nước thải tâp trung. Trước khi đi vào hệ thống, nước thải đi qua Thiết Bị Tách Rác đặt tại Bể lọc sơ để tách các tạp chất trong nước thải. Các tạp chất này sẽ được định kỳ vớt bỏ bằng phương pháp thủ công và được thải bỏ chung với rác thải y tế. Sau khi qua Bể lọc sơ, nước thải tiếp tục chảy qua bể phản ứng sinh học.

Bể phản ứng vi sinh, có cấu trúc đặc việt giữa các vách ngăn, tạo cho nước thải có dòng chuyển động từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới liên tục qua từng ngăn, mục đích tạo điều kiện cho phản ứng vi sinh xảy ra trong điều kiện động, đạt hiệu quả xử lý cao hơn gấp 6 lần trong điều kiện tĩnh. Kết cấu đặc biệt của các vách ngăn này cũng tạo ra sự len men axit và lên men kiềm ở từng ngăn khác nhau của bể. Các dòng vi khuẩn khác nhau được ưu tiên phát triển mạnh ở các ngăn khác nhau và nhanh chóng xử lý các chất hữu cơ trong nước thải.

Trong quá trình hoạt động vi sinh, một lượng đáng kể khí metan (CH­), khí H­S và các hơi acid hữu cơ khác sẽ phát sinh. Đây chính là thủ phạm gây ra mùi hôi thối bốc lên làm ô nhiễm môi trường, không khí toàn khu vực và các khu lân cận. BIOFAST là một hệ thống có lưu trình khép kín và có bộ phận thu gom triệt để các khí thải này rồi khử sạch bằng module Ozone Ferroxid Catalys. Nước qua bể phản ứng vi sinh được dẫn qua bể Lắng I.

Bể lắng I sẽ diễn ra quá trình lắng các bông bùn của quá trình xử lý vi sinh. Nước thải đi vào bể qua ống lắng trung tâm và được phân bố đều khắp diện tích bề mặt bể. Với vận tốc chuyển động chậm của dòng nước trong bể, các bông bùn sẽ lắng xuống đáy bể nhờ vào trong lực và tách ra khỏi nước thải. Bùn cặn tại bể lắng hóa lý sẽ định kỳ được bơm về bể chứa bùn, riêng phần nước trong sau lắng tiếp tục đi qua công đoạn xử lý sinh học.

Bể sinh học – động lực SupAeroTM: SupAero là kỹ thuật “siêu sục khí”, có cấu tạo bộ khuếch tán khí phỏng theo dạng phế nang, hoạt động trên cơ sở đưa thiết bị đánh bọt siêu tốc (quay 2000 vòng/phút) vào bể Aerotank truyền thống, qua đó tạo hiệu ứng sinh học – động lực (BioKinectic effect). Nhờ “ hiệu ứng Bi – Ki”, hiệu quả của oxit hóa sẽ tăng lên từ 3 – 5 lần so với bể Aeroten công nghệ cũ. Bể SupAero có thể tích gọn nhẹ, chỉ bằng 30% so với bể Aeroten thông thường và lượng điện năng tiêu thụ ( sục khí) cũng tiết kiệm đến 40%. Nước thải sau khi qua hệ thống SupAeroTM tiếp tục được chuyển qua bể lắng II.

Bể Lắng II. Nước thải tự chảy qua bể lắng thông qua ống lắng trung tâm, phân bố đều từ tâm ra thành bể. Nước thải đi vào bể lắng thứ cấp chủ yếu chứa các bông bùn vi sinh ở trạng thái lơ lửng trong nước. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông bùn này sẽ lắng xuống đáy bể và được định kỳ bơm về Bể Chứa Bùn. Phần nước trong sau lắng sẽ tiếp tục được dẫn qua bể chứa trung gian để chuẩn bị cho quá trình xử lý cơ học.

Bể chứa sau xử lý: có nhiệm vụ lưu trữ nước thải sau quá trình xử lý sinh hoc, là bước đệm cho quá trình xử lý lọc áp lực tiếp theo.

Bồn lọc áp lực có tác dụng tách các bông bùn sinh học mà kích thước và tỷ trọng nhỏ không thể tách ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng trọng lực tại bể lắng thứ cấp, đồng thời hấp phụ một số hợp chất hòa tan trong nước thải không xử lý được bằng quá trình xử lý sinh học trước đó. Các bông bông bùn này sẽ được giữ lại trong bồn lọc áp lực bởi các lớp vật liệu lọc. Sau một thời gian vận hành, lớp cặn này dày lên làm tăng trở lực của quá trình lọc và giảm lưu lượng nước qua bồn lọc. Khi đó, bồn lọc sẽ được làm sạch bằng quá trình rửa ngược bằng cách thay đổi cách vận hành lọc và rửa. Khi vận hành rửa bồn lọc lớp cặn trong bồn lọc sẽ được đẩy ra ngoài và dẫn về bể chứa bùn. Nước thải sau khi qua bồn lọc sẽ được dẫn về bể khử trùng để xử lý chi tiêu vi sinh.

Bùn sinh ra trong quá trình xử lý sẽ được thải bỏ về bể chứa bùn. Bể chứa bùn có nhiệm vụ lắng bùn, tách bùn với nước. Bùn sau khi được tách nước sẽ được bơm hút định kỳ để xử lý.

Nước thải sau khi qua công đoạn khử trùng đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột A, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Y tế.

Một số hình ảnh của các loại vi sinh vật có trong bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nước thải:

Vi khuẩn Bacillus
Vi khuẩn Bacillus
Chủng pseudomonas
Chủng Lactobacillus
Chủng Lactobacillus

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủng protozoa